Ngày đăng: 17-02-2025
Biwase: Phát triển tuần hoàn, giải
quyết bài toán môi trường
Thứ hai, ngày 17/02/2025
Tại
Bình Dương, những
năm qua Công ty Cổ
phần - Tổng
Công ty Nước - Môi trường
Bình Dương (Biwase) là đơn
vị đi đầu
trong phát triển hệ
sinh thái mang thương hiệu
Biwase. Với quá trình sản
xuất, kinh doanh khép kín, kinh tế
tuần hoàn (các hoạt động
thiết kế,
sản xuất
và dịch vụ đặt
ra mục tiêu kéo dài tuổi
thọ của
vật chất
và loại bỏ tác
động tiêu cực đến
môi trường) của
Biwase không những mang lại
hiệu quả
kinh tế mà còn giúp giải
quyết bài toán xử lý
môi trường.
DEG
và Biwase ký kết tài trợ vốn nâng cao năng lực cấp nước của Biwase
Mở rộng
mạng lưới
cấp nước
Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Biwase, cho
biết tổng công ty đã có những kế hoạch phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước tại Bình Dương. Hiện nay, theo ước tính có 95% dân số trên địa bàn tỉnh đã sử dụng nước cấp, còn 5% dân số (ở khu vực nông thôn) chưa được sử dụng nước cấp do nhiều điều kiện khách quan, chưa có mạng lưới cung cấp nước đến các hộ dân.
Bình Dương đang phấn đấu có 100% hộ dân sử dụng nước sạch từ mạng lưới cấp nước trong thời gian tới... Trong những năm qua, Biwase được các tổ chức tín dụng quốc tế đánh giá cao về việc sử dụng, khai thác hiệu quả các dòng vốn vay phục vụ mở rộng mạng lưới nước sạch về khu vực vùng xa của tỉnh.
Cụ thể, với số tiền 30 triệu đô la Mỹ vay từ DEG (định chế tài chính thuộc Ngân hàng Tái thiết của Chính phủ Đức) để đầu tư, nâng công suất cấp nước tại các nhà máy và mở rộng mạng lưới đưa nước cấp về vùng xa trong
tỉnh, Biwase đã khẳng định cho cam kết sử dụng và khai thác hiệu quả vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Lãnh đạo tỉnh đánh giá cao mô
hình hoạt động của Biwase trong việc đầu tư hạ tầng đô thị, xử lý môi trường góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, Biwase đã mạnh dạn thay đổi công nghệ, chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để triển khai thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cấp thoát nước, môi trường trên địa bàn tỉnh; tin tưởng Biwase sẽ tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong chiến lược phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của đơn vị, cùng đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Huy động
nhiều nguồn
lực để
phát triển tuần
hoàn
Năm 2024, Biwase đề ra mục tiêu tổng doanh thu đạt 4.100 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 4.300 tỷ đồng; tuy nhiên lợi nhuận không đạt kế hoạch (700 tỷ đồng), chỉ đạt 570 tỷ đồng. Dù mục tiêu lợi nhuận kinh doanh của Biwase giảm do những biến động về tỷ giá nhưng những kết quả mang lại đã củng cố thêm niềm tin từ các nhà đầu tư, đồng thời tiếp tục khẳng định những bước đi đúng đắn của Biwase trong chiến lược phát triển của mình.
Đáng chú ý, năm 2024 Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội mua bán - sáp
nhập (M&A). Tháng 12- 2024, việc Biwase phát
hành lô trái phiếu AAA (trái phiếu công ty được xếp hạng cao nhất, được thanh toán toàn bộ vốn và lãi kỳ vọng khi đến hạn) đầu tiên có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng đã trở thành cột mốc quan trọng trên thị trường vốn Việt Nam.
Đồng thời, Biwase cũng đánh dấu bước tiến mới trong việc cung cấp các giải pháp tài chính bền vững cho các dự án hạ tầng thiết yếu. Năm 2025, Biwase
đặt mục tiêu doanh thu đạt từ 2.920 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 520 tỷ đồng; Biwase và các công ty con đạt doanh thu 5.220 tỷ đồng, lợi nhuận trên 680 tỷ đồng; nâng tổng công suất các nhà máy lên 970.000m3/ ngày;
nước thương phẩm đạt 220 triệu m3, đấu nối cấp nước thêm 20.000 khách hàng. Tỷ lệ thất thoát nước toàn Biwase giảm 4,8%; cổ tức đạt 13%...
Trong kế hoạch mở rộng phát triển kinh tế xanh (nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên), kinh tế tuần hoàn, Biwase
tiếp tục dành nguồn lực của đơn vị, cũng như kêu gọi thu hút nhà đầu tư để tham gia kiến tạo hệ sinh thái cấp nước, mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; đầu tư hoàn thiện công nghệ xử lý rác, tái
chế rác, bùn thải, tro xỉ làm gạch theo quy trình khép kín...
Để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo chủ trương của tỉnh, Biwase đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý rác hiện đại hơn; tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm tái chế, nhất là phân bón Con Voi Bình Dương, đầu tư lò đốt rác công suất 500 tấn/ ngày kết hợp phát điện 12MW.
Biwase tiếp tục hoàn thiện và trình duyệt phương án giá rác thải và hoàn thiện hồ sơ pháp lý Khu
liên hợp xử lý chất thải rắn xã Tân Long,
huyện Phú Giáo; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khoảng 400 ha phục vụ công trình xây
dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn xã Tân Long,
huyện Phú Giáo.
Ông
Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Biwase: Tầm nhìn trong Quy hoạch
tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tốt hơn so với nhiều
địa phương khác trong cả nước. Theo đó, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư
đồng bộ, tạo nhiều động lực để các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại -
dịch vụ và vận tải phát triển mạnh. Đặc biệt, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ít
dùng ngân sách Nhà nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở
hạ tầng… |
MINH
DUY